Cách Phân Biệt Thực Phẩm Hàn – Nhiệt

Người xưa cho rằng, bệnh theo đường miệng mà vào. Cho nên vấn đề kiêng kỵ trong ăn uống là rất cần thiết nhằm mục đích không ngừng nâng cao sức khoẻ và phòng chống tích cực bệnh tật.
Việc nhận biết những gì gọi là thực phẩm để ăn vào mang tính hàn hay nhiệt để phù hợp với thể trạng và tính chất món ăn là kiến thức cần học hỏi và quan sát để việc ăn uống trở nên hợp lý mà phòng chống bệnh tật.
1.Khái niệm tính hàn – nhiệt của thực phẩm
Trong y học cổ truyền, tính vị của thực phẩm bao gồm tứ vị là hàn – lương – ôn – nhiệt, tương ứng là lạnh – mát – ấm – nóng, trong đó khái niệm thực phẩm hàn – nhiệt là khái niệm phổ biến và được biết đến nhiều hơn cả. Cân bằng giữa thực phẩm hàn – nhiệt sẽ giúp cho cơ thể hài hòa, sức khỏe dồi dào, sống lâu trường thọ.
 Những thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị (gừng, tỏi, ớt); các loại trái cây có vị ngọt (đào, nhãn vải).
Phân loại thực phẩm nóng và mát: chúng tác động đến cơ thể như thế nào?
Trong khi đó, những thực phẩm có tính hàn lại là các thực phẩm tạo cảm giác mát và cung cấp độ ẩm cho cơ thể, ví dụ như các loại rau xanh, hải sản, đồ tanh (ếch, ốc).
 Ngoài ra, Đông Y còn phân loại tính hàn – nhiệt của thực phẩm dựa trên nhiều đặc điểm khác như:
– Cách thức phát triển: Thực phẩm mọc theo chiều đi xuống thì là thực phẩm có tính hàn, mọc/phát triển theo hướng đi lên thì tính nhiệt.
– Trạng thái của thực phẩm khi vào cơ thể: Thực phẩm có tính hàn sẽ có xu hướng chứa nhiều nước, mềm, còn thực phẩm có tính nhiệt thì có xu hướng nóng, khô, cứng.
2.  Mẹo nhận biết thực phẩm hàn – nhiệt theo quan điểm Đông Y
Sau đây là mẹo nhận biết thực phẩm hàn – nhiệt theo quan điểm Đông Y mà các bạn cần nắm rõ:
–  Những thực phẩm màu xanh mang tính hàn – lạnh
Mẹo nhận biết tính hàn - nhiệt của thực phẩm để bảo vệ sức khỏe
Thực phẩm màu xanh gần mặt đất, hấp thụ khí ẩm ở mặt đất cho nên thường mang tính hàn như đỗ, các loại rau xanh…
– Những thực phẩm màu đỏ mang tính nhiệt – nóng
Thực phẩm màu đỏ như ớt, táo, quả lựu.. Mặc dù chúng sinh trưởng gần mặt đất nhưng những loại quả này có thể hấp thụ nhiều ánh nắng mặt trời do đó chúng mang tính nóng.
– Thực phẩm mang vị đắng và chua có tính lạnh
Thực phẩm có vị đắng hoặc chua như mướp đắng, các loại rau
đắng, khoai môn, quả mơ, quả đu đủ… thường có tính hàn – lạnh.
– Thực phẩm nhiệt ngọt, cay mang tính nóng
Thực phẩm cay, ngọt do chịu nhiệt của ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài chẳng hạn như tỏi, hồng, lựu nên chúng mang tính nóng.
– Thực phẩm dưới nước có tính lạnh
Ngó sen, rong biển… là những thực phẩm mang tính lạnh.
Thực phẩm trong đất có tính nóng
Thực vật trong đất có tính nóng như lạc, khoai tây, củ từ, gừng… Do thời gian dài ở trong đất, lượng nước ít vì thế chúng mang tính nóng.
– Thực vật trong bóng râm có tính lạnh
Thực vật trong bóng râm hấp thụ nhiều khí ẩm, rất ít bị ánh nắng chiếu nên thường mang tính lạnh như nấm, mộc nhĩ…

3.Nghệ thuật cân bằng hàn nhiệt trong ăn uống

 Nội kinh, một quyển sách kinh điển trong Đông y, đã nói rằng “ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý thì tinh khí dồi dào, thần chí mạnh mẽ, tà khí không xâm nhập được”. Cơ thể cần nhiều loại dinh dưỡng, đủ cả âm dương, hàn nhiệt. Điều cốt yếu là cách phối hợp và chế biến để tạo được sự cân bằng trong món ăn. Vì vậy, ông bà ta có các món ăn như vịt kho gừng, nghêu hấp sả… Thịt vịt hay các món nghêu, sò, ốc, hến là thực phẩm có tính âm, lạnh cần kết hợp với sả, gừng, ớt, rau thơm để tăng tính ấm.
Qua đó có thể thấy, thực phẩm nóng không hẳn là nguyên nhân gây nóng vì cơ thể mỗi người lại có thể hàn (lạnh) và thể nhiệt (nóng) khác nhau nên quan trọng nhất là cân bằng hàn – nhiệt với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chẳng hạn, như mì gói được làm từ lúa mì, bản thân mì gói vốn thuộc nhóm ngũ cốc – nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Theo đó, để cân bằng nên ăn kèm xà lách, rau cải, mồng tơi hoặc xào với dưa leo, cà chua… kèm trứng gà, thịt bò…BÀI HỌC TỪ 2 TÔ MÌ
Do mọi thứ đều mang tính chất tương đối nên tốt nhất vẫn là thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, nhiều loại thực phẩm. Điều luôn ghi nhớ là không lạm dụng hay thiên lệch quá về một nhóm thực phẩm nào mà cần kết hợp đa dạng để đảm bảo có đầy đủ cả thực phẩm hàn – nhiệt trong chế độ ăn và không bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Đông Trùng Hạ Thảo Đăng Khoa hy vọng bài viết trên sẽ đem lại kiến thức bổ ích trong việc nhận biết thực phẩm hàn – nhiệt góp phần vào những bữa ăn dinh dưỡng mang lại cân bằng cơ thể cho gia đình bạn
Gọi điện thoại
0917.453.168
Chat Zalo